Hotline

028-3811-0846

Hệ thống
cửa hàng
Giỏ hàng 0
Thêm vào giỏ hàng thành công!

Giới thiệu về Gaming Mouse Pad

Hiện tại trên thị trường đã có rất nhiều các sản phẩm chuột cao cấp phục vụ cho nhu cầu của các game thủ, của những vận động viên thi đấu thể thao điện tử - còn gọi là Esports.

Ai trong chúng ta cũng quá quen thuộc với các thương hiệu nổi tiếng như Razer, Steelseries, Logitech, Kingstons... Tuy nhiên với mỗi thương hiệu này đều cho ra đời các mẫu chuột khác nhau với dáng cầm, thông số cũng như thiết kế bên ngoài, phần cứng khác nhau.

Trong bài viết này, mình với kinh nghiệm sử dụng qua khá nhiều các mẫu chuột gaming sẽ tổng hợp lại những yếu tố mà bạn cần biết cũng như cần cân nhắc khi chọn cho bản thân thứ vũ khí sẽ cùng gắn bó một thời gian dài trên đấu trường Esports.

Vẻ ngoài không phải là tất cả

Vằn vện thấy ngầu chưa ^,..,^ 

Nếu bạn chú ý, trên thị trường bây giờ tràn ngập các mẫu chuột với thiết kế bắt mắt, những nét cắt lazer với hệ thống led đủ màu, logo với thiết kế góc cạnh như những chiếc mặt nạ robot transformers. Những nhà sản xuất đánh vào tâm lý người dùng với suy nghĩ chuột gaming là phải đẹp, phải ngầu và đôi khi phải … sặc sỡ. 

Tuy nhiên đó không phải những yếu tốt quan trọng để đưa bạn đến thành công, hay cải thiện khả năng chơi game của bạn. Vẻ ngoài đơn giản như các dòng Zowie EC1-A, FK series, ZA series lại mang trong mình phần cứng mạnh mẽ với những tinh chỉnh for gaming phù hợp nhất từ nhà sản xuất. 

Steelseries Rival 700 được cộng đồng review rất tốt 

Ngoài ra không phải cứ chuột  sặc sỡ, vẻ ngoài ngầu là hàng Tàu hay kém chất lượng. Vẫn có 1 số mẫu chuột như Razer Mamba, Rival 700, Corsair M65, Logitech G502… với thiết kế uốn lượn, góc cạnh, hỗ trợ led RGB vẫn cho hiệu năng rất tốt khi chơi game và cũng được một số game thủ chuyên nghiệp chọn làm vũ khí chinh chiến.

Chọn chuột phù hợp với dáng tay

Mỗi người sẽ sở hữu 1 kích thước bàn tay khác nhau. Vì vậy chọn chuột với thiết kế vừa với bàn tay cũng là 1 vấn đề cần lưu ý vì bạn sẽ sử dụng nó trong 1 khoảng thời gian dài, nếu vũ khí cầm trên tay mà có những nhược điểm như trọng lượng nặng, cầm không thoải mái thì làm sao mà trổ hết tài năng ra được. Hiện các sản phẩm chuột trên thị trường thường được chia ra làm 2 loại chính đó là Ergonomic ( công thái học )  – dành cho một tay thuận nhất định như Zowie EC1-A, Logitech G402, Razer DeathAdder…  hoặc Ambidextrous ( đối xứng ) -  dành cho cả 2 tay như Zowie FK Series, Za Series, Steelseries Sensei… Thường thì kiểu chuột thiết kế thuận tay phải sẽ phù hợp với khá nhiều người.

Chuột thiết kế thuận tay phải

Sau đó ta cần phải để ý đến kích thước chuột, với bàn tay to thì bạn khó mà sử dụng những con chuột nhỏ một cách hiệu quả ( Razer Orochi, Roccat Lua, Corsair Katar… ) . Cũng như ngược lại với những chú chuột to ( Zowie EC1-A, Rival 300, TTeSports Ventus X… ) thì một bàn tay nhỏ khó có thể cầm cho vừa vặn được. Dẫn đến vấn đề là khi gặp một trong hai trường hợp trên thì bạn phải đổi cách cầm chuột quen thuộc sang một cách cầm khác, làm mất sự thoải mái cũng như tốn rất nhiều thời gian để làm quen lại.

Chuột thiết kế đối xứng Zowie FK1

Nói đến cách cầm chuột thì hiện nay có 3 cách cầm chính ( không tính tới các cách cầm lai tạp ). Đầu tiên là Palm Grip – đặt cả bàn tay ôm lấy than chuột. Cách cầm này phù hợp đối với những con chuột to, thân dài và có trọng lượng phân bố đều như Razer DeathAdder chẳng hạn.

Claw Grip là cách cầm tiếp xúc chuột bằng 6 điểm bao gồm 5 đầu ngón tay và một ít ở phần lòng bàn tay. Cách cầm chuột này phù hợp với đại đa số các mẫu chuột và phù hợp với cả các mẫu chuột to sử dụng Palm Grip.

Cuối cùng là Finger Tip, điểm tiếp xúc với chuột là 4 ngón tay nên việc di chuyển chuột, nâng nhấc trong thời gian dài cũng gây ảnh hưởng khá nhiều. Kiểu cầm này thường phù hợp với những mẫu chuột nhỏ với trọng lượng nhẹ, nút bấm dài. Nên tránh những mẫu chuột to và nặng.

Finger Tip

Ngoài ra cũng nên tính tới các yếu tố khác như phần hông chuột có bọc cao su giúp tăng độ bám tay, lớp phủ trên thân chuột là nhung hoặc bóng hoặc sơn tĩnh điện phần nào sẽ thay đổi cảm giác cầm chuột.

Đừng quá quan trọng vào thông số , tính năng phụ , mắt đọc

Khi quảng cáo, sẽ có những thông số được giới thiệu một cách mạnh mẽ như DPI. Vài mẫu chuột có DPI lên tới con số hàng chục nghìn. Không thể phủ nhận thông số cũng là một yếu tố quan trọng phần nào đó chứng minh phần cứng của mẫu chuột, tuy nhiên bạn cần biết cái nào cần và cái nào không cần để lựa chọn cho hợp lý. Như DPI nói trên thì với những màn hình Full HD thường người dùng sẽ set dao động ở mức từ 200 – 3000 DPI tùy vào sở thích sử dụng chuột nhanh hay chậm. Nên bạn có thể sẽ không cần đến một mẫu chuột có thể setting DPI lên tới 4-5 con số làm gì.

Ngoài ra còn có các thông số khác như Polling Rate, Lift Of Distance, Mouse Acceleration, Auto Correction… thường được các nhà sản xuất đưa lên cao nhất hoặc giảm xuống thấp nhất. Mình sẽ có 1 bài viết sau nói chi tiết hơn về các thông số này.

Các tính năng phụ như khả năng tùy biến vẻ ngoài, thêm bớt tạ để thay đổi trọng lượng, thay đổi sensor ( cảm biến ), nhiều nút bấm để thiết lập cũng không hẳn là quá quan trọng. Đó là tùy vào mục đích sử dụng. Nếu mua một chú chuột đơn thuần để chơi game FPS thì sự thật bạn chỉ cần 2 nút bấm trái phải để nhắm bắn – cao lắm là thêm 2 nút 2 phụ để đổi vũ khí hay đặt, ném boom nữa là cùng nên nhiều nút thì chỉ thêm vướng mà thôi. Cũng như tính năng tùy biến vẻ ngoài, thêm bớt tạ có thể không cần nếu ngay từ đầu bạn đã chọn được 1 chú chuột quá hợp tay – không cần thay đổi gì cả.

Nhiều nút thế này chỉ dành cho thể loại MMORPG mà thôi

Nếu bạn chơi những game thuộc thể loại dàn trận, MOBA như Warcraft, Dota 2, LOL thì cảm biến thật sự không quá quan trọng. Nên bạn không cần phải đắn đo nhiều giữa các loại cảm biến khác nhau cũng như cảm biến quang hoặc cảm biến laser. Các thể loại game FPS thì lời khuyên cho bạn sẽ là chọn các mẫu chuột sử dụng cảm biến quang như 3090, 3310, 3366. Tuy nhiên thêm 1 lần nữa, trừ phi bạn có ý định try hard hoặc tiến lên thi đấu chuyên nghiệp, đôi khi sự khác biệt giữa các cảm biến rất khó nhận ra và còn tùy thuộc vào cảm giác cá nhân nên cũng không cần quan trọng quá.

Kết luận :

Theo ý kiến cá nhân của mình, yếu tố quan trọng nhất khi chọn mua 1 chú chuột là chuột phải có kích thước vừa tay, phù hợp với tư thế cầm chuột của bản thân, độ bám tay cũng như thoải mái khi sử dụng một thời gian dài. Sau đó mới tính tới các yếu tố khác nhu thiết kế bọc cao su, mắt đọc, số lượng nút, các thông số và tính năng phụ.

Bạn tốt nhất nên cầm – sử dụng thử trước khi mua. Đa số các shop chuyên bán các thiết bị chuột gaming đều có số lượng chuột demo nhất định, các bạn có thể ghé test thoải mái.

p/s : bài viết hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm sử dụng qua các mẫu chuột Gaming của người viết. Chỉ có giá trị tham khảo. Ý kiến bản thân bạn – người mua vẫn là quan trọng nhất.  

theo Tan Tran 

https://www.facebook.com/tantran0904

Các tin khác

Vệ sinh bàn phím cơ liệu có khó?

Vệ sinh bàn phím cơ liệu có khó?

Với khí hậu ẩm và nhiều bụi như ở Việt Nam thì việc các linh kiện điện tử, gaming gear dễ bị phủ bụi là điều dễ hiểu. Hay do 1 vài nguyên nhân khác chẳng hạn như... gàu (do không xài Clear men giống Ronaldo), tóc rụng, cũng có thể là con, em rơi vụn bánh vào case bàn phím cũng là thủ phạm gây bẩn cho chiếc bàn phím yêu dấu của chúng ta.
AMD cập nhật bản AGESA mới, mở rộng khả năng hỗ trợ DDR4

AMD cập nhật bản AGESA mới, mở rộng khả năng hỗ trợ DDR4

AMD đang chuẩn bị những bước cuối cùng để tung ra bản cập nhật AGESA (Generic Encapsulated Software Architecture) cho nền tảng Ryzen. Theo đó, phiên bản AGESA 1.0.0.6 mới sẽ cải thiện khả năng tương thích với nhiều loại RAM DDR4hơn, chạy ở xung nhịp cao ổn định cũng như kiểm soát tốt hơn các giá trị timing của RAM.

Kinh Nghiệm Chọn Lựa Tai Nghe Gaming

Kinh Nghiệm Chọn Lựa Tai Nghe Gaming

Trong bài viết này , với những kinh nghiệm sử dụng qua những mẫu tai nghe khác nhau , mình sẽ hướng dẫn các bạn đôi điều cơ bản để chọn được cho bản thân một chiếc tai nghe vừa ý . Và bài viết này cũng chỉ hướng tới dòng tai nghe Gaming Fullsize hay còn được gọi là tai nghe chụp tai . Về những tai nghe in-ear [ nhét tai ] sẽ được giới thiệu ở các bài viết khác.

Các thông số trên chuột Gaming

Các thông số trên chuột Gaming

Khi bạn chọn 1 sản phẩm công nghệ nào đó, điều thường thấy nhất là bạn sẽ quan tâm tới những thông số của sản phẩm. Những con số dùng để nói lên 1 phần sức mạnh của công nghệ nằm bên trong cũng như để so sánh với các sản phẩm khác. Hôm nay bài viết này mình sẽ giới thiệu với các bạn sơ bộ các thông số trên các mẫu chuột Gaming. Thường sẽ được giới thiệu khá rõ ràng trên hộp của sản phẩm hoặc trong bảng giới thiệu thông số kĩ thuật trên website hay catalogue.