Hotline

028-3811-0846

Hệ thống
cửa hàng
Giỏ hàng 0
Thêm vào giỏ hàng thành công!

Các thông số trên chuột Gaming

Khi bạn chọn 1 sản phẩm công nghệ nào đó, điều thường thấy nhất là bạn sẽ quan tâm tới những thông số của sản phẩm. Những con số dùng để nói lên 1 phần sức mạnh của công nghệ nằm bên trong cũng như để so sánh với các sản phẩm khác.

Hôm nay bài viết này mình sẽ giới thiệu với các bạn sơ bộ các thông số trên các mẫu chuột Gaming. Thường sẽ được giới thiệu khá rõ ràng trên hộp của sản phẩm hoặc trong bảng giới thiệu thông số kĩ thuật trên website hay catalogue.

DPI/CPI

DPI ( dots-per-inch) hay CPI ( count-per-inch ). Thường thì ta sẽ thấy các game thủ cũng như người dùng sử dụng thuật ngữ DPI nhiều hơn. Thông số này sẽ quyết định quãng đường mà con trỏ chuột di chuyển trên màn hình tương ứng với mỗi inch mà chuột di chuyển ngoài thực tế. Thông thường mỗi dot sẽ tương ứng với 1 pixel trên màn hình.

Lấy ví dụ như một gaming mouse có DPI khoảng  1600, khi bạn rê chuột với khoảng cách một inch màn hình (tức 2.54 cm), con trỏ sẽ di chuyển đúng ở mức 1600 điểm ảnh.

Trên cùng khoảng cách di chuột, DPI càng cao thì con trỏ sẽ di chuyển xa hơn trên màn hình.

Thường các game thủ chuyên nghiệp sử dụng mức dpi dao động từ 400-800 để dễ dàng control được chuột gaming của họ. Với người dùng thông thường sẽ dao động ở mức trên dưới 1000 DPI thôi là đủ. Ngoại trừ trường hợp sử dụng các màn hình với độ phân giải cao thì cần phải tăng mức dpi để sử dụng được tiện hơn.

Polling rate

Tần số lấy mẫu – hay nói đơn giản là số lần mà chuột sẽ gửi thông tin về cho máy tính. Thường được tính trong 1 giây. Ta sẽ thường thấy các tần số lấy mẫu khoảng 125 Hz, 500 Hz, 1000 Hz.

Polling rate càng cao đồng nghĩa  với việc máy tính sẽ thường xuyên nhận và xử lý những thông tin về con trỏ chuột một cách thường xuyên hơn, khiến cho con trỏ chuột di chuyển mượt hơn và hạn chế được hiện tượng loss khi di chuyển chuột nhanh.

FPS – Frame Per Second

FPS là một đơn vị đo, thể hiện khả năng xử lý những dữ liệu mà cảm biến thu được. Chỉ số FPS tối đa nghĩa là số khung hình tối đa mà cảm biến của chuột quét được trong một giây.

FPS càng cao thì khối lượng thông tin mà cảm biến thu được trong một giây chuột di chuyển trên bề mặt càng nhiều. Chứng tỏ đây là một thông số cực kì quan trọng, nó quyết định tới sự chính xác tuyệt đối của con trỏ, giúp game thủ có thể rê chuột tới đúng vị trí mong muốn dù những khoảng rê này có thể là cực nhỏ hoặc cực lớn trên bàn di chuột.

Ngoài ra, FPS cao còn giúp chuột tránh được các hiện tượng loss ( mất tín hiệu ) thường xảy ra trên các bàn di chuột có màu sắc sặc sỡ , bề mặt phức tạp.

LOD – Liff Of Distance

Thông số quan trọng tiếp theo này được hiểu là khoảng cách ( độ cao ) được tính bằng mm giữa chuột với bề mặt di hay mouse pad mà khi bạn nâng chuột lên tới  mức đó thì cảm biến sẽ không còn hoạt động.

LOD thường càng thấp càng tốt. Nhất là đối với các game thủ low-sensitivivy vì họ thường nhấc chuột lên rất nhiều. LOD thấp sẽ đảm bảo không có bất kì dao động nào khi nhấc chuột.

Hiểu đơn giản hơn: LOD Cao -> Bạn nhấc chuột -> Sensor còn hoạt động sẽ tiếp tục tracking bề mặt -> Chuột sẽ rung lắc hoặc tệ hơn là với những mẫu chuột có LOD quá cao thì chuột sẽ di chuyển một khoảng cách không mong muốn.  

Đa số các Gaming mouse cao cấp hiện nay đều có mức LOD cực thấp ( 1.5mm – 2.5mm ). Điển hình như các mẫu chuột của Zowie FK , ZA , EC Series. Mức LOD chỉ khoảng 1.5mm - 1.8mm.

Một số mẫu chuột còn cho phép ta điều khiển mức LOD này. Như Razer DeathAdder Chroma, Steelseries Sensei

Tạm Kết

Như trên là các thông số cơ bản của những mẫu chuột chơi game hiện nay, phần nào thể hiện sự khác biệt về công nghệ cũng như ứng dụng so với những mẫu chuột văn phòng bình thường.

Ngoài ra còn có các thông số khác về thiết kế như lớp phủ, thiết kế cho tay thuận, nút bấm, kiểu cầm, trọng lượng… Hoặc các thông số về kĩ thuật như: Cảm biến sử dụng, gia tốc, tracking, nút bấm… sẽ được giới thiệu trong các bài viết khác.  

Các tin khác

Vệ sinh bàn phím cơ liệu có khó?

Vệ sinh bàn phím cơ liệu có khó?

Với khí hậu ẩm và nhiều bụi như ở Việt Nam thì việc các linh kiện điện tử, gaming gear dễ bị phủ bụi là điều dễ hiểu. Hay do 1 vài nguyên nhân khác chẳng hạn như... gàu (do không xài Clear men giống Ronaldo), tóc rụng, cũng có thể là con, em rơi vụn bánh vào case bàn phím cũng là thủ phạm gây bẩn cho chiếc bàn phím yêu dấu của chúng ta.
AMD cập nhật bản AGESA mới, mở rộng khả năng hỗ trợ DDR4

AMD cập nhật bản AGESA mới, mở rộng khả năng hỗ trợ DDR4

AMD đang chuẩn bị những bước cuối cùng để tung ra bản cập nhật AGESA (Generic Encapsulated Software Architecture) cho nền tảng Ryzen. Theo đó, phiên bản AGESA 1.0.0.6 mới sẽ cải thiện khả năng tương thích với nhiều loại RAM DDR4hơn, chạy ở xung nhịp cao ổn định cũng như kiểm soát tốt hơn các giá trị timing của RAM.

Kinh Nghiệm Chọn Lựa Tai Nghe Gaming

Kinh Nghiệm Chọn Lựa Tai Nghe Gaming

Trong bài viết này , với những kinh nghiệm sử dụng qua những mẫu tai nghe khác nhau , mình sẽ hướng dẫn các bạn đôi điều cơ bản để chọn được cho bản thân một chiếc tai nghe vừa ý . Và bài viết này cũng chỉ hướng tới dòng tai nghe Gaming Fullsize hay còn được gọi là tai nghe chụp tai . Về những tai nghe in-ear [ nhét tai ] sẽ được giới thiệu ở các bài viết khác.

Giới thiệu về Gaming Mouse Pad

Giới thiệu về Gaming Mouse Pad

Hiện tại trên thị trường đã có rất nhiều các sản phẩm chuột cao cấp phục vụ cho nhu cầu của các game thủ , của những vận động viên thi đấu thể thao điện tử - còn gọi là Esports .